THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOA ÂM TRẦN VÀ NHỮNG LƯU Ý KHÔNG THỂ BỎ QUA

THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOA ÂM TRẦN

Ngày nay, hệ thống loa âm trần ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều công trình từ các quán cà phê, khách sạn, cửa hàng cho đến những khu vực cộng đồng làm âm báo. Thế nhưng không phải nơi nào cũng có thế thiết kế hệ thống loa âm trần đạt chuẩn. Vì vậy nếu bạn đang có ý định lắp đặt hệ thống loa âm trần thì nhất định không được bỏ qua bài viết này. Hãy để Điện Tử mách bạn những lưu ý khi thiết kế hệ thống loa âm trần nhé.

Các thiết bị trong hệ thống loa âm trần là gì?

Hệ thống loa âm trần bao gồm nhiều thiết bị âm thanh hỗ trợ nhau, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh nhằm phục vụ các mục đích nghe hay thông báo. Một hệ thống loa âm trần tiêu chuẩn phải bao gồm các thiết bị sau:

  • Loa âm trần: Đây là thiết bị không thể thiếu khi thiết kế bất kỳ hệ thống loa âm trần nào. Chúng thường nhận tín hiệu từ amply hoặc trực tiếp từ nguồn âm thanh, để phát ra những âm thanh cuối cùng đến tai người nghe.
THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOA ÂM TRẦN
  • Amply: Nhiệm vụ của thiết bị này là khuếch đại âm thanh từ nguồn đầu vào để đưa ra loa. Đây không phải các amply karaoke thông thường mà amply chuyên dụng cho hệ thống âm thanh công cộng. Lưu ý rằng công suất của amply phụ thuộc vào số loa sử dụng trong hệ thống.
  • Nguồn âm thanh: Đây là các nguồn đầu vào từ micro, đầu đĩa, điện thoại, máy tính… được kết nối với loa qua hệ thống dây hay qua wifi, bluetooth.
  • Thiết bị chọn vùng: Đối với các hệ thống loa âm trần cần phân vùng như công ty, chung cư, tòa nhà… thì thiết bị chọn vùng sẽ giúp bạn phát âm thanh theo từng khu vực riêng.
  • Các thiết bị khác: Ngoài các thiết bị chính ở trên thì để có một hệ thống loa âm trần hoàn thiện thì còn cần các linh kiện khác như bộ hẹn giờ, chiết áp, dây nối… Dù đây là các linh kiện phụ trợ nhưng có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng của âm thanh, đặc biệt là những dây nối.

Tại sao bạn nên thiết kế hệ thống loa âm trần cho không gian của bạn?

THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOA ÂM TRẦN

Không phải ngẫu nhiên mà hệ thống loa âm trần được nhiều khách hàng ưa chuộng, từ các chủ nhà hàng, khách sạn cho đến các hộ gia đình. Chính nhờ hệ thống loa âm trần sở hữu những ưu điểm vượt trội dưới đây:

  • Phù hợp với nhiều mục đích sử dụng: Hệ thống này đáp ứng được nhiều không gian đa dạng cho từng loại mục đích khác nhau, chẳng hạn như phát nhạc, âm báo… Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng loa âm trần để thông báo, truyền đạt thông tin.
  • Âm thanh nhẹ nhàng: Âm thanh được phát ra từ hệ thống loa âm trần không quá gắt mà nhẹ nhàng, vừa đủ to rõ để người nghe vẫn có thể nghe được và cảm thấy thoải mái.
  • Thiết kế thẩm mỹ: Vì được lắp đặt trên trần thạch cao nên chúng không chiếm diện tích và làm không gian trở nên sang trọng và tinh tế hơn.

Bỏ túi những lưu ý khi thiết kế hệ thống loa âm trần?

Xác định diện tích không gian

Diện tích không gian là yếu tố ảnh hưởng đến công suất loa và số loa cần sử dụng. Theo nguyên tắc thì diện tích phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng công suất của hệ thống loa. Chẳng hạn như nếu căn phòng của bạn khoảng 40m2 thì bạn cần có 3 loa âm trần 15W. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng tùy vào khu vực bạn lắp đặt có yếu tố ngoại cảnh nào tác động hay không để điều chỉnh số lượng loa cho phù hợp.

THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOA ÂM TRẦN

Chú ý đến thông số kỹ thuật 

Các thông số kỹ thuật của các thiết bị khi tham gia vào hệ thống rất quan trọng khi thiết kế hệ thống loa âm trần. Để tránh mất thời gian khi lắp đặt và chất lượng âm thanh tối ưu nhất thì bạn cần phải tính toán thiết kế một cách chính xác. Đối với loa âm trần thì bạn phải xác định được công suất phù hợp với diện tích và sau đó là số loa cần sử dụng. 

THIẾT KẾ HỆ THỐNG LOA ÂM TRẦN

Đối với amply thì bạn cần chú ý đến công suất để thiết kế cho phù hợp. Thông thường thì công suất của amply phải lớn hơn hoặc bằng tổng công suất của loa. Nếu ngược lại thì rất dễ dẫn đến cháy do amply thường xuyên hoạt động quá công suất. Bạn nên chọn những amply có công suất lớn hơn khoảng từ 50W đến 100W so với tổng công suất loa.

Thiết kế cách bố trí phù hợp

Không phải loa có thể được đặt ở bất kỳ đâu trong không gian của bạn, vì vậy bạn phải cần xác định vị trí đặt loa để âm thanh được phủ toàn bộ không gian. Một số chú ý khi bạn đặt loa:

  • Không nên để loa sát tường hoặc góc tường.
  • Phân bố dàn đều, tránh khu vực quá nhiều loa, khu vực ít loa.
  • Nếu diện tích không gian nhỏ, chỉ cần sử dụng một loa thì nên đặt loa giữa không gian.

Việc bố trí loa sao cho phù hợp còn phụ thuộc vào độ cao của trần, góc phủ âm của loa nên đòi hỏi bạn có  nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín

Đây là yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp bạn giảm thiểu khả năng sử dụng phải loa kém chất lượng và rủi ro trong quá trình sử dụng. Bên cạnh sản phẩm chất lượng thì những đơn vị này còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như chính sách bảo hành dài hạn, thiết kế bản vẽ, hỗ trợ khách hàng 24/7…

Bài viết trên đây đã chia sẻ những điều bạn cần biết khi thiết kế hệ thống loa âm trần. Hy vọng rằng với những hiểu biết này, các bạn có thể cân nhắc và chọn cho mình những chiếc loa ưng ý. Nếu cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ thiết kế hệ thống loa âm trần, quý khách có thể liên hệ đến CEMCO theo thông tin dưới đây.

Thông tin liên hệ: 

  • Trụ sở chính: 67 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 0963.620.036 – 0243.9439382.
  • Địa chỉ: 125/43 Đường D1 – Phường 25 – Q. Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0963.620.036.
  • Website: https://cemcogroup.com/.